57 Lê Đức Thọ, Phường Thắng Lợi, TP.BMT

“Quy tắc vàng” để đặt ra những giới hạn cho con

29/ 08/ 2024 15:51:05 0 Bình luận

Nhiều bậc phụ huynh thường có xu hướng sử dụng đòn roi để răn đe con cái khi trẻ mắc lỗi. Đây như một phản xạ tự nhiên để mong muốn con mình sửa sai. Tuy nhiên, việc đánh đòn không chỉ gây tổn thương về thể xác mà còn để lại những vết sẹo tâm lý khó lành.

Trẻ em, đặc biệt là ở độ tuổi còn nhỏ, thường chưa ý thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả gì. Thay vì trừng phạt, cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích cho con hiểu tại sao hành động đó là sai và hướng dẫn con cách sửa chữa lỗi lầm. Khi được đối xử với sự thấu hiểu và tôn trọng, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu bài học và hình thành những thói quen tốt đẹp hơn. Hãy nhớ rằng, không đứa trẻ nào sinh ra đã biết điều, chúng cần thời gian và sự hướng dẫn của người lớn để trưởng thành.

Là người lớn, khi chúng ta thấy hành động không đúng mực của con trẻ, bản năng của chúng ta là lấy roi để răn đe. Tuy nhiên, hình thức này có thể phản tác dụng.

Không một đứa trẻ nào thức dậy vào buổi sáng và nghĩ rằng hôm nay chúng sẽ khiến giáo viên và cha mẹ phiền lòng. Mọi đứa trẻ đều muốn là con ngoan. Chúng chỉ chưa có kỹ năng đó mà thôi. Vì thế, chúng ta càng tạo ra nhiều cách thức để chúng thực hiện theo thì càng tốt

Khi con gái Eva của tôi mới chỉ 2-3 tuổi, cô bé rất ghét ngồi trên ghế ô tô của mình và cài dây an toàn. Con bé thường hướng về trước, vì thế chúng tôi không thể kéo con bé quay trở lại ghế ngồi.

Cuối cùng, chúng tôi đã đặt tên cho con bé là “đội trưởng thắt dây an toàn” – người chịu trách nhiệm đảm bảo mọi người đều thắt dây an toàn trước khi xe lăn bánh. Đột nhiên, cô bé là người đầu tiên thắt dây, sau đó chỉ ra “bố, bố chưa thắt dây an toàn”.

Trẻ càng lớn thì càng có xu hướng làm ngược lại với những gì bạn mong muốn, bất chấp hậu quả.

Trẻ rất sáng tạo và không phải lúc nào cũng có khả năng đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự việc như chúng ta. Bạn có thể nghĩ biện pháp phạt mà con đưa ra rất cực đoan.

Nếu như con của bạn sẵn sàng tham gia vào việc thảo luận và thiết lập các giới hạn cũng như hình phạt, đó là điều rất tuyệt. Và nếu như chúng không muốn tham gia, bạn có thể đặt ra các điều khoản nhưng cần có khoản “du di” nhất định.

Trẻ con thực sự rất cần có các giới hạn để con thấy được chuyện gì sẽ xảy ra nếu như con không nghe theo những gì cha mẹ đã căn dặn từ trước.

Miễn là những giới hạn đó tuân theo 4 quy tắc, đó là: nói trước về hậu quả cho trẻ, tôn trọng trẻ, giới hạn phải hợp lý và hình thành tinh thần trách nhiệm cho trẻ.

Như vậy, tất cả những gì bạn làm trên cương vị là người lớn chính là thực hiện những gì mà bạn đã hứa trước đó.

Đôi khi, chúng ta không cần phải sắm vai người xấu bởi vì thỏa thuận đã rất rõ ràng. Ví dụ: chỉ cần chỉ về phía ba lô để lại trên sàn và nói "balo...." là con biết mình cần phải làm gì.

Tôi nhận thấy rằng, quá trình này khiến tôi không phải cáu giận quá nhiều trong quá trình nuôi dậy con. Tôi không còn phải phụ trách việc đảm bảo rằng các con mình hoàn hảo.

Và khi bạn không ở trong vai trò của người kỷ luật hoặc ông chủ kiểm soát, bạn chỉ cần thư giãn và nhìn con trưởng thành.

Nguồn: https://www.facebook.com/share/p/xqgtuj1Tbdr5vDXL/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết bình luận